blog detail banner

TTLab Academy Blogs

Quy trình phát triển hệ thống

list-icon

Mục lục

plus-iconminus-icon
1. Phase 1 : Định nghĩa yêu cầu (要求定義)
2. Phase 2: Thiết kế cơ bản (外部設計・基本設計)
3. Phase 3: Thiết kế chi tiết (内部設計・詳細設計)
4. Phase 4: Lập trình (プログラミング)
5. Kiểm thử (test)
6. Phase 6: Release 
7. Phase 7: Vận hành・Bảo trì

Để phát triển hệ thống thành công, cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm & kỹ năng của lập trình viên, quản lý dự án phù hợp, khả năng ứng phó linh hoạt khi gặp sự cố,... Tuy nhiên với những người chưa có kinh nghiệm, sẽ khó có thể hình dung được các bước phát triển một hệ thống. Trong bài viết này, Tokyo Tech Lab Academy sẽ chia sẻ cho bạn kiến thức về quá trình phát triển hệ thống.

Quy trình phát triển hệ thống.png

Phát triển hệ thống thường trải qua 7 giai đoạn như sau:

1. Phase 1 : Định nghĩa yêu cầu (要求定義)

Định nghĩa yêu cầu là giai đoạn đầu tiên trong phát triển hệ thống. Ở giai đoạn này, phía phát triển sẽ trao đổi với phía khách hàng để xác định được hệ thống khách hàng muốn phát triển, chức năng cũng như phương thức vận hành hệ thống,... Dựa trên những nội dung đã trao đổi, hiểu được yêu cầu từ phía khách hàng, từ đó thực hiện tổ chức, sắp xếp các chức năng cần thực hiện trong hệ thống. Định nghĩa yêu cầu là bước rất quan trọng, bởi nếu không làm rõ làm yêu cầu của khách hàng sẽ dẫn tới các vấn đề lớn như chậm lịch trình release, tốn chi phí… và gây ảnh hưởng tới các phase phía sau.

2. Phase 2: Thiết kế cơ bản (外部設計・基本設計)

Thiết kế cơ bản là bước thiết kế giao diện người dùng (UI) dựa trên nội dung đã định nghĩa yêu cầu ở Phase 1. Thiết kế cơ bản được tạo nên dựa trên góc nhìn của người sử dụng,  do đó đây là bước quan trọng nhằm thiết kế được giao diện thân thiện với người dùng. Ngoài ra, ở giai đoạn này, còn xác định ngôn ngữ lập trình, phần mềm trung gian (middleware), hay network được sử dụng trong hệ thống. Thành quả của công đoạn sẽ gồm có tài liệu thiết kế cơ bản, tài liệu mô tả cơ sở dữ liệu, ERD (Entity Relationship Diagram (ERD) là một dạng flowchart (lưu đồ) minh họa mối quan hệ của các đối tượng trong một hệ thống), và tài liệu mô tả di chuyển màn hình.

3. Phase 3: Thiết kế chi tiết (内部設計・詳細設計)

Thiết kế chi tiết là giai đoạn tiến hành thiết kế các nội dung chi tiết mà người dùng khó thấy được như các thao tác bên trong hệ thống, các chức năng, dữ liệu,... Khác với thiết kế cơ bản được xây dựng dựa trên góc nhìn của người dùng, ở giai đoạn này bản thiết kế được xây dựng dựa trên quan điểm, góc nhìn của lập trình viên. Trong thiết kế chi tiết cần xác định được các hàm, các biến cụ thể, cách lấy dữ liệu của chúng trong chương trình. Thành quả của công đoạn này gồm có tài liệu thiết kế chi tiết, và tài liệu mô tả các hàm xử lý.

4. Phase 4: Lập trình (プログラミング)

Đây là giai đoạn code ra chương trình dựa trên thiết kế chi tiết đã tạo ở Phase 3. Đây cũng là giai đoạn lập trình viên xác định xem nên code theo ngôn ngữ lập trình nào (C++, PHP, Java, Ruby hay Python,...). Thành quả của bước này chính là hệ thống/ app, source code. Tuy nhiên sản phẩm chưa được kiểm thử, nên chúng ta sẽ cần công đoạn tiếp theo.

5. Kiểm thử (test)

Sau khi các lập trình viên code xong, thì các chương trình đã có thể chạy được rồi. Tuy nhiên, để biết chương trình có chạy đúng theo yêu cầu của khách hàng, hay có lỗi gì không, sẽ cần phải kiểm thử (test). Có 4 loại kiểm thử như sau:

① Kiểm thử đơn vị (Unit test)

Unit test chỉ test từng chức năng của chương trình, đảm bảo chương trình chạy đúng như bản thiết kế, yêu cầu của khách hàng.

② Kiểm thử tích hợp (Integration testing)

Sau khi đã kiểm thử từng chức năng, sẽ thực hiện test tích hợp chức năng của chương trình xem khi được tích hợp lại thì chương trình có chạy đúng không. 

③ Kiểm thử hệ thống (System testing)

Kiểm thử hệ thống là kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi tích hợp đầy đủ các chức năng dựa trên tài liệu đặc tả yêu cầu, nhằm đảm bảo hệ thống đáp ứng các yêu cầu đề ra. 

④ Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)

Kiểm thử chấp nhận được thực hiện để đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng yêu cầu và mong muốn của người dùng.

6. Phase 6: Release 

Sau khi kiểm thử, nếu xác định được không có vấn đề gì sẽ bước vào giai đoạn release sản phẩm. Trong thực tế, không phải tất cả các chức năng đã phát triển đều được release trong cùng một thời điểm, mà có thể release theo từng giai đoạn, tuỳ vào chiến lược kinh doanh của từng công ty, doanh nghiệp.

7. Phase 7: Vận hành・Bảo trì

Sau khi sản phẩm được đưa vào sử dụng chính thức thì sẽ cần có team vận hành, hướng dẫn khách hàng sử dụng chức năng mới. Đồng thời nếu có vấn đề phát sinh sẽ báo lại cho đội phát triển để fix.

Hy vọng những chia sẻ trên của Tokyo Tech Lab Academy sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình phát triển hệ thống, để có thể nắm bắt học hỏi nhanh hơn khi tham gia thực chiến dự án. 

Tokyo Tech Lab Academy

Tags:
IT ComtorQuy trình phát triển hệ thống
facebook icon
Chia sẻ
Tokyo Tech Lab

Thầy tận tâm, trò nâng tầm

Khóa học

    Liên hệ

    • email icon

    • phone icon

    • location icon

    © 2023 Tokyo Tech Lab Academy. All Rights Reserved.