TTLab Academy Blogs
Muốn code hiệu quả tránh ngay những lỗi sau mà bạn cần biết
Mục lục
Trong quá trình làm việc của lập trình viên không tránh khỏi việc phải đối mặt để debug, fix bug. Vậy làm thế nào để hạn chế bug, code một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức? Hãy đọc bài viết dưới đây do Tokyo Tech Lab Academy tổng hợp để biết các lỗi cần tránh để code hiệu quả hơn nha!
I. Bug là gì?
Bug là một lỗi hoặc sự cố trong phần mềm hoặc hệ thống máy tính. Đây là những điểm yếu, sai sót hoặc không như mong đợi trong mã nguồn hoặc thiết kế, gây ra các hành vi không đúng hoặc không mong muốn khi chương trình được thực thi.
Một số nguyên nhân gây ra bug:
-
Lỗi logic có thể do sai sót trong việc thiết kế logic hoặc cách hiểu sai về luồng hoạt động của chương trình.
-
Quy trình kiểm thử chưa chặt chẽ, dẫn đến việc bug không được phát hiện và sửa chữa kịp thời.
-
Sự thay đổi và cập nhật không được kiểm soát kỹ, bug có thể xuất hiện.
-
Môi trường hoạt động không đồng nhất hoặc không giống với môi trường phát triển, bug có thể xảy ra.
Lưu ý rằng đây chỉ là một số nguyên nhân phổ biến và không phải là toàn bộ. Có thể có nhiều nguyên nhân khác gây ra bug tùy thuộc vào tình huống và môi trường phát triển.
II. Các lỗi cần tránh khi code
1. Lỗi cú pháp
Khi tiến hành code cần đảm bảo mã của bạn tuân theo cú pháp của ngôn ngữ lập trình mà bạn đang sử dụng. Các lỗi cú pháp có thể dẫn đến việc mã không thể biên dịch hoặc thực thi.
Dưới đây là một ví dụ về lỗi cú pháp thường gặp khi code:
-
Sai tên biến hoặc tên hàm:
-
Thiếu dấu chấm phẩy (;) hoặc đặt dấu chấm phẩy không đúng vị trí :
2. Lập trình viên thiếu kiến thức
Nhiều lập trình viên thường quá tập trung vào những cú pháp khó, từ đó lại thường bỏ quên những nền tảng kiến thức đơn giản. Điều này sẽ khiến cho quá trình code bị lỗi cơ bản mà nhiều lập trình viên không nhận ra.
Để hạn chế điều này, các lập trình viên cần rà soát lại kiến thức cũng như dành thời gian tự học về thuật toán và giải thuật để luyện tập thói phản ứng với những bài toán phức tạp một cách nhanh chóng.
3. Không ghi log
Không ghi log khi code sẽ có thể gây ra các khó khăn và hạn chế trong việc phân tích và sửa lỗi. Ghi log là một phương pháp quan trọng để thu thập thông tin về hoạt động của ứng dụng.
Nếu không ghi log, các lập trình viên sẽ gặp phải những tình huống sau:
-
Không biết lỗi xảy ra khi nào và ở đâu.
-
Không phân biệt được các lỗi và xác định các mẫu hay xu hướng lỗi.
-
Không theo dõi và phân tích được lỗi.
-
Không có log, sẽ khó khăn để xác định và sửa chữa lỗi một cách hiệu quả.
4. Lỗi về luồng điều khiển
Điều này xảy ra khi luồng thực thi của chương trình không đi theo quy tắc hoặc không như mong đợi. Điều này có thể dẫn đến kết quả không chính xác hoặc hành vi không mong muốn của ứng dụng.
Dưới đây là một số lỗi về luồng điều khiển phổ biến khi code:
-
Deadlock.
-
Race condition.
-
Lỗi đồng thời.
-
Lỗi vòng lặp vô hạn.
-
Lỗi điều kiện không đúng.
-
Lỗi điều kiện đường dài.
5. Xử lý quá nhiều thứ trong một function
Điều này có thể dẫn đến mã không rõ ràng, khó hiểu và khó bảo trì. Đây là một số vẫn đề có thể xảy ra khi xử lý quá nhiều thứ trong một hàm:
-
Khó đọc hiểu do code dài và phức tạp.
-
Khó tái sử dụng do hàm quá lớn và chứa quá nhiều công việc.
-
Khó kiểm thử do phải tạo ra nhiều trường hợp để kiểm tra, tốn nhiều thời gian và công sức.
-
Khó tìm kiếm và debug do hàm quá lớn.
6. Thiếu tư duy bao quát
Khi bắt tay vào dự án, các lập trình viên thường mắc những lỗi cơ bản sau:
-
Không tìm hiểu và phân tích dự án kỹ.
-
Tập trung code liên tục, không tạo sự thống nhất giữa các code.
-
Tập trung code nhằm mục đích hạn chế bug, mà không tập trung clean code, chạy chương trình sao cho tối ưu nhất.
Hậu quả khiến cho các lập trình viên mất rất nhiều thời gian khi vừa nghĩ vừa viết lại code.
III. Tổng kết
Đi theo ngành Công nghệ thông tin, yêu cầu các lập trình viên không ngừng học hỏi để tối ưu code khi lập trình, cũng như tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu suất. Với học viện Tokyo Tech Lab cung cấp đến bạn các khóa học IT như: Tester, IT Comtor, Fullstack Node.Js Developer,...Mang lại cho các bạn một chương trình học hấp dẫn với thời lượng thực hành lên đến 75% khóa học. Các học viên được làm việc tại các dự án thực tế và sau khi hoàn thành khóa học được cam kết đầu ra với mức lương cao hơn 20 - 30% so với mức trung bình thị trường.
Ngoài ra, học viên trong quá trình học tập cũng được đào tạo, trau dồi những kỹ năng mềm hỗ trợ trong công việc cũng như tìm việc sau này
Như vậy, Tokyo Tech Lab Academy đã liệt kê giúp bạn một số lỗi khi code, mong rằng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến bạn!
Bài viết cùng chủ đề:
© 2023 Tokyo Tech Lab Academy. All Rights Reserved.