blog detail banner

TTLab Academy Blogs

Full Stack Developer là gì? Cần học gì để trở thành lập trình viên Full Stack?

list-icon

Mục lục

plus-iconminus-icon
I. Full Stack Developer là gì?
II. Cần học gì để trở thành một lập trình Full Stack?
1. Front-End
1.1 Ngôn ngữ lập trình Front-End
1.2 Front-End Frameworks
2. Back-End
2.1 Ngôn ngữ lập trình Back-End
2.2 Back-End Frameworks
3. Responsive Design và UI/UX
4. Database
5. Version Control và DevOps
5.1 Version Control
5.2 Devops
III. Công việc của một Full Stack Engineer là gì?
IV. Lợi ích khi trở thành một Full Stack Developer?
1. Hiểu rõ toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm
2. Linh hoạt trong các dự án phát triển phần miềm
3. Nắm bắt công nghệ mới nhanh chóng
4. Khả năng xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh
5. Nâng cao kỹ năng bao quát giải quyết vấn đề
6. Cơ hội việc làm rộng mở
7. Mức lương hấp dẫn
V. Kết Luận

Full Stack Developer đang là một trong những vị trí nhận được nhiều sự quan tâm hot nhất hiện nay trong ngành công nghệ thông tin. Với khả năng có thể phát triển cả phía giao diện người dùng (Front-end) và phía xử lý logic, cơ sở dữ liệu (Back-end). Lập trình viên full stack đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển một ứng dụng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người dùng. Vậy Full Stack Developer là gì? Cần học gì để trở thành một lập trình viên Full Stack? Các bạn hãy cũng Tokyo Tech Lab Acadmey tìm hiểu trong bài viết này nhé 

I. Full Stack Developer là gì?

Full Stack Developer hay lập trình viên Full Stack thường được biết đến là những người lập trình viên có khả năng xây dựng ở cả hai phía giao diện người dùng (Front-End) và phía xây dựng sever (Back-End) của một ứng dụng hoặc trang web. Với khả năng linh hoạt và kiến thức đa phương diện, họ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển dự án, từ việc xây dựng giao diện người dùng (FrontEnd) cho đến tạo ra hệ thống máy chủ (BackEnd).

Full Stack Developer là gì

II. Cần học gì để trở thành một lập trình Full Stack?

Để có thể trở thành một Full Stack Developer điều quan trọng là bạn cần phải nắm vững chắc các kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Front End, Back End, Git, Database, Devops...Dưới đây là một lộ trình để trở thành một lập trình viên Full Stack mà Tokyo Tech Lab Academy đưa ra, mà các bạn có thể tham khảo:

1. Front-End

Front-End được hiểu là phần giao diện người dùng của một trang web hoặc ứng dụng di động mà người dùng có thể tương tác trực tiếp. Front End cũng được coi là một trong những lĩnh vực mà bạn cần nắm chắc kiến thức để có thể trở thành một Full Stack Developer. Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình và các frameworks phổ biến được sử dụng trong phát triển Front-End mà bạn cần nắm vững:

Front End Developer

Ngôn ngữ lập trình Front-End là các ngôn ngữ được sử dụng để xây dựng giao diện người dùng cho các trang web và ứng dụng di động. Để có thể tạo ra giao diện người dùng đẹp và dễ sử dụng, bạn cần nắm chắc các kiến thức về ngôn ngữ Front-End như:

HTML là viết tắt của "Hypertext Markup Language" (Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu Văn bản) HTML được dùng để tạo ra cấu trúc của một trang web. Đây là ngôn ngữ cơ bản và phổ biến nhất trong việc xây dựng các trang web trên internet.

CSS là viết tắt của "Cascading Style Sheets" là một ngôn ngữ sử dụng để tùy biến và định dạng giao diện của các trang web được xây dựng bởi các phần tử HTML. Nó cho phép điều chỉnh và kiểm soát các phần tử HTML được hiển thị trên trình duyệt web như: kích cỡ, màu sắc, phông chữ, khoảng cách…

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các trang web và ứng dụng web hiện nay. Ban đầu JavaScript được tạo ra để thêm tính năng giúp người dùng tương tác với website như: kiểm tra dữ liệu đầu vào của người dùng, tạo hiệu ứng động, điều khiển các phần tử HTML và CSS, gửi và nhận dữ liệu từ máy chủ,....Nhưng ngày nay JavaScript không chỉ được sử dụng cho phía client-side (trình duyệt), mà còn cho phía server-side (Node.js) và cả trong việc phát triển ứng dụng di động và desktop. Đây là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và linh hoạt trong việc tạo ra các trải nghiệm tương tác đa dạng trên web.

Thường đi kèm với ngôn ngữ lập trình, là các frameworks được sử dụng để tối ưu hóa và rút ngắn thời gian phát triển. Đối với lĩnh vực Front-End, một số frameworks phổ  biến hiện nay như: ReactJS, AngularJS, VueJS, JQuery, Svelte,…. Các frameworks này giúp phát triển giao diện người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả cho website và ứng dụng di động. Dưới đây là một số frameworks FrontEnd mà bạn có thể tham khảo.

Front-End Frameworks

ReactJS: Là một library được phát triển bởi Facebook, React.js được sử dụng cho việc xây dựng giao diện người dùng phổ biến. ReactJS sử dụng Virtual DOM để tối ưu hóa hiệu suất và cải thiện trải nghiệm người dùng, cho phép tái sử dụng thành phần (component-based), dễ dàng quản lý trạng thái và tương tác với các thư viện khác.

AngularJS: là một Framework được phát triển bởi Google, sử dụng TypeScript để xây dựng các ứng dụng web đơn trang (SPA - Single Page Applications). Angular cung cấp một cấu trúc mạnh mẽ cho việc phát triển và kiểm thử ứng dụng phức tạp và hỗ trợ rộng rãi các tính năng như routing, forms, HTTP client...

VueJS: là một framework linh hoạt và dễ học, được phát triển bởi Evan You, được sử dụng phổ biến rộng rãi trong việc xây dựng giao diện người dùng

JQuery: là một thư viện JavaScript rất phổ biến và mạnh mẽ được thiết kế để đơn giản hóa việc tương tác với HTML, xử lý sự kiện và thao tác với DOM (Document Object Model).

2. Back-End

Trái ngược với Front End thì Back End được xem là phần xử lý logic, xây dựng hệ thống của một trang web hoặc ứng dụng di động. Back End cũng là một lĩnh vực quan trọng mà các Full Stack Developer cần nắm chắc. Dưới đây là các ngôn ngữ lập trình cũng như các frameworks Back End mà bạn cần nắm vững để trở thành một lập trìh Full Stack.

Back-End Developer

2.1 Ngôn ngữ lập trình Back-End

Python: Là một ngôn ngữ linh hoạt, dễ đọc, được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: Phát triển ứng dụng web, phát triển phần mềm, khoa học dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo.

JavaScript: Có các môi trường như NodejsExpressjs được sử dụng rộng rãi. Node.js là một môi trường chạy mã nguồn mở, đa nền tảng, cho phép nhà phát triển tạo ra các công cụ phía máy chủ và các ứng dụng JavaScript. Việc hiểu biết về các dòng lệnh cơ bản như npm (Node Package Manager) là điều cần thiết trong quá trình phát triển

Java: Java được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các ứng dụng máy chủ, ứng dụng di động (đặc biệt là Android), ứng dụng trò chơi, phần mềm quản lý hệ thống…

C++/C#: Là ngôn ngữ phổ biến, thường được sử dụng trong việc phát triển game, hệ thống máy tính, phát triển ứng dụng Windows…

Ruby: Ruby là một ngôn ngữ lập trình đa nền tảng và hướng đối tượng, Ruby được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng máy chủ và xử lý liệu liệu… trong việc phát triển ứng dụng web. Với cú pháp basic dễ hiểu, Ruby là một trong những ngôn ngữ lập trình lý tưởng cho những người mới bắt đầu học lập trình.

PHP: Thường được sử dụng trong việc phát triển các trang web động, đặc biệt là với các hệ thống quản lý nội dung như WordPress, Drupal…

2.2 Back-End Frameworks

Ngày nay trong lĩnh vực lập trình Backend có nhiều framework phổ biến được sử dụng trong việc phát triển web. Dưới đây là một số framework Backend phổ biến mà bạn có thể quan tâm:

Back-End Frameworks

Express.js (Node.js): Đây là một framework JavaScript cho Node.js, giúp xây dựng các ứng dụng web và API một cách nhanh chóng với cú pháp đơn giản và dễ hiểu.

Django (Python): Django là một framework Python được sử dụng và phát triển mạnh mẽ cho việc phát triển các ứng dụng web. Django cung cấp cấu trúc sẵn có và các công cụ để xây dựng các trang web phức tạp giúp tối ưu hóa việc phát triển ứng dụng web một cách nhanh chóng và hiệu quả. Django thường được sử dụng để phát triển các ứng dụng web đa dạng, từ các trang web thương mại điện tử, các trang web tin tức, hệ thống quản lý nội dung (CMS) đến các ứng dụng xã hội…

Ruby on Rails (Ruby): là một framework phát triển web được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Ruby. Nó được tạo ra bởi David Heinemeier Hansson và trở thành một trong những framework phổ biến và mạnh mẽ trong cộng đồng phát triển web. Rails thường được sử dụng để phát triển các ứng dụng web với tốc độ nhanh,  như; web thương mại điện tử, ứng dụng xã hội, blogging…

Laravel (PHP): Laravel là một framework PHP  được phát triển bởi Taylor Otwell, Laravel cung cấp cấu trúc và các công cụ để phát triển các ứng dụng web một cách nhanh chóng và dễ dàng, hỗ trợ tốt cho việc xây dựng các ứng dụng web như các trang web thương mại điện tử, các hệ thống quản lý nội dung (CMS)

Spring (Java): Spring là một framework Java, framework này được sử dụng phổ biến cho việc phát triển các ứng dụng enterprise, Spring được tạo ra để giúp đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng Java enterprise, Spring cung cấp các công cụ và tính năng để xây dựng các ứng dụng hiệu quả, linh hoạt và dễ bảo trì.

ASP.NET (C#): ASP.NET là một framework dùng để phát triển các ứng dụng web, được phát triển bởi Microsoft. ASP.NET cung cấp nhiều phiên bản và phương thức phát triển, bao gồm ASP.NET Web Forms, ASP.NET MVC, và ASP.NET Core, ASP.NET thường được sử dụng để phát triển các ứng dụng web và dịch vụ trên nền tảng Windows.

3. Responsive Design và UI/UX

Responsive Design và UI/UX là hai khái niệm quan trọng trong thiết kế trang web và ứng dụng di động. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng:

Responsive Design là việc tạo ra các trang web hoặc ứng dụng có khả năng thích ứng, tự điều chỉnh giao diện tương thích với các kích thước màn hình khác nhau như máy tính để bàn, laptop, tablet hoặc điện thoại di động từ đó tạo ra một trải nghiệm thân thiện đối với người dùng

UI (User Interface - Giao diện người dùng): Được hiểu là phần giao diện tương tác giữ người dùng với website hoặc ứng dụng.

Ví dụ: nút bấm, hình ảnh, màu sắc,...UI Designer tạo ra giao diện trực quan và hấp dẫn để người dùng có thể tương tác với trang web hoặc ứng dụng một cách dễ dàng và hiệu quả.

UX (User Experience - Trải nghiệm người dùng): là quá trình trải nghiệm của người dùng khi tương tác với một trang Web hoặc ứng dụng. Mục tiêu của UX Designer là đảm bảo rằng luôn mang lại một trải nghiệm thân thiện, dễ dàng, và mượt mà đối với người dùng

4. Database

Database (cơ sở dữ liệu) là hệ thống được thiết kế để lưu trữ và quản lý thông tin một cách có tổ chức. Databases được sử dụng để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu. Một số loại cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay bao gồm: Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL), cơ sở dữ liệu không quan hệ (NoSQL), cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, cơ sở dữ liệu bán cấu trúc, v.v.

Database

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là một phần mềm được sử dụng để tạo, quản lý và tương tác với cơ sở dữ liệu cho phép người dùng thực hiện các thao tác như thêm, xóa, sửa dữ liệu, truy vấn dữ liệu và cập nhật dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng và phổ biến nhất trong lập trình full stack bao gồm: MySQL, Microsoft SQL Server, Oracle DB, PostgreSQL, MongoDB,...

5. Version Control và DevOps

5.1 Version Control

Version Control (quản lý phiên bản) là hệ thống  quản lý các phiên bản giúp lập trình viên theo dõi, quản lý và lưu trữ lịch sử thay đổi của tệp tin, mã nguồn hoặc dự án qua thời gian. Những hệ thống quản lý phiên bản phổ biến nhất được lập trình viên full Stack sử dụng như: Git, Github và Subversion…

Git là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán, được sử dụng cho việc theo dõi các thay đổi trong mã nguồn phần mềm. Git cho phép các full stack developer lưu trữ mã nguồn, tạo và quản lý các nhánh (branches) khác nhau của dự án, hợp nhất các thay đổi và theo dõi lịch sử của mã nguồn.

GitHub là một nền tảng dịch vụ lưu trữ mã nguồn dựa trên web, được xây dựng trên cơ sở của hệ thống quản lý phiên bản Git. GitHub cung cấp một môi trường linh hoạt cho lập trình viên full stack để lưu trữ, quản lý, theo dõi và hợp tác trong việc phát triển phần mềm một cách thuận tiện và hiệu quả.

5.2 Devops

DevOps là một phương pháp tiếp cận quản lý và triển khai phần mềm, kết hợp giữa 2 quy trình là quy trình phát triển (Development - Dev) và quy trình vận hành (Operations - Ops). Devops giúp tăng tốc độ phát triển phần mềm, cải thiện chất lượng phần mềm và tăng cường độ tin cậy và bảo mật.

III. Công việc của một Full Stack Engineer là gì?

Công việc của một Full Stack Developer thường sẽ liên quan đến việc xây dựng cả phần FrontEndBackEnd của một ứng dụng web hoặc phần mềm. Dưới đây là một số nhiệm vụ cụ thể mà một lập trình viên Full stack thường thực hiện:

Công việc của một Full Stack Developer la gì

  • Phát triển Front End: Tạo giao diện người dùng thân thiện và tương tác bằng các ngôn ngữ như HTML, CSS, và JavaScript. Sử dụng các framework như: React, Angular, hoặc VueJS để xây dựng các trang web động và ứng dụng single-page.
  • Xử lý BackEnd: Xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu, tạo các logic và chức năng của server. Sử dụng ngôn ngữ như JavaScript (Node.js), Python (Django), Ruby (Rails), hoặc Java (Spring) để phát triển BackEnd.
  • Tương tác với cơ sở dữ liệu: Thiết kế, triển khai và duy trì cơ sở dữ liệu như: MySQL, MongoDB, PostgreSQL để lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
  • Tương tác với các API bên ngoài: Kết nối và tích hợp ứng dụng với các dịch vụ và API bên ngoài để cung cấp các tính năng mở rộng.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và hiệu suất ứng dụng bằng cách tối ưu hóa mã nguồn, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu và sử dụng các công cụ phân tích.
  • Version Control (quản lý phiên bản) và DevOps: Sử dụng các công cụ như Git để quản lý phiên bản mã nguồn và tham gia vào quy trình DevOps để triển khai và duy trì hệ thống.
  • Kiểm thử và Debug: Thực hiện kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp và debug để đảm bảo tính ổn định và chất lượng của ứng dụng…

IV. Lợi ích khi trở thành một Full Stack Developer?

Khi trở thành một Full Stack Developer, bạn thường phải đối mặt với một lượng công việc lớn, đôi khi gây căng thẳng và stress. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển và nhận được lợi ích hơn so với các lập trình viên FrontEnd và BackEnd, chẳng hạn như

1. Hiểu rõ toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm

Lập trình viên Full Stack có thể tham gia vào xây dựng tất cả các khía cạnh của một dự án, từ phần xây dựng giao diện người dùng (Front-End) đến phần xây dựng máy chủ (Back-End) giúp họ có cái nhìn tổng thể về cách thức xây dựng và hoạt động của sản phẩm.

2. Linh hoạt trong các dự án phát triển phần miềm

Với khả năng làm việc đa dạng linh hoạt, các lập trình viên Full Stack có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong các dự án, đảm bảo sự linh hoạt và thích ứng cao.

3. Nắm bắt công nghệ mới nhanh chóng

Với việc có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong dự án, các Full Stack Developer thường xuyên tiếp xúc với nhiều công nghệ khác nhau. Vì vậy, họ có nhiều cơ hội để học hỏi và áp dụng các công nghệ mới, nâng cao kỹ năng lập trình và cập nhật xu hướng ngành.

4. Khả năng xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh

Với khả năng có thể nắm chắc được các kiến thức và kỹ năng lập trình về 2 lĩnh vực Front-end và Back-end giúp các Full Stack Developer xây dựng và triển khai ứng dụng hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả.

5. Nâng cao kỹ năng bao quát giải quyết vấn đề

Một Full Stack Developer có thể làm việc đa dạng vị trí, vì vậy giúp họ rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề một cách toàn diện, bao quát nhiều khía cạnh liên quan đến việc phát triển ứng dụng của dự án

6. Cơ hội việc làm rộng mở

Bởi tính đa nhiệm và linh hoạt, vị trí Full Stack Developer luôn được các doanh nghiệp săn đón trên thị trường việc làm hiện nay. Với khả năng tham gia vào mọi khâu của dự án phát triển phần mềm giúp Full Stack Developer trở thành nguồn nhân lực quý giá, đáp ứng nhu cầu công việc của các doanh nghiệp.

7. Mức lương hấp dẫn

Với việc kỹ năng và kiến thức lập trình đa dạng giúp Full Stack Developer luôn nhận được mức lương cao hơn so với các lập trình viên khác như: Lập trình Front-end, lập trình Back-end. Bên cạnh đó, tính linh hoạt trong công việc cũng mang lại cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp rộng mở hơn.

V. Kết Luận

Hy vọng rằng qua bài viết này của Tokyo Tech Lab Academy đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Full Stack Developer là gì? và cần học những gì để có thể trở thành một lập trình viên Full stack. Các bạn đừng quên theo dõi blog của chúng tôi để biết thêm những kiến thức hay và hiểu ích về lĩnh vực công nghệ thông tin nhé.

Tokyo Tech Lab Academy

Tags:
full stack developerfull stack
facebook icon
Chia sẻ
Tokyo Tech Lab

Thầy tận tâm, trò nâng tầm

Khóa học

    Liên hệ

    • email icon

    • phone icon

    • location icon

    © 2023 Tokyo Tech Lab Academy. All Rights Reserved.