blog detail banner

TTLab Academy Blogs

Thuật ngữ môi trường phát triển sản phẩm

list-icon

Mục lục

plus-iconminus-icon
1. Môi trường Local (Local Environment)
2. Môi trường Dev (Development Environment)
3. Môi trường Testing (Testing Environment)
4. Môi trường Staging (Staging Environment)
5. Môi trường product (Production Environment)

Trong phát triển dự án IT, ngoài những thuật ngữ liên quan đến quy trình phát triển như sprint, sprint planning,... còn một số thuật ngữ về môi trường phát triển sản phẩm. Nếu biết trước những thuật ngữ này, sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi thực chiến làm dự án. Do đó, trong bài viết này, Tokyo Tech Lab Academy sẽ tiếp tục chia sẻ về các thuật ngữ được sử dụng trong dự án mà IT Comtor nên biết.

Tuỳ vào quy mô dự án, hệ thống mà các môi trường phát triển cũng khác nhau. Về cơ bản, có 5 môi trường phổ biến sau: 

  • Môi trường Local (Local Environment)
  • Môi trường Dev (Development Environment)
  • Môi trường Testing (Testing Environment)
  • Môi trường Staging (Staging Environment)
  • Môi trường Product (Production Environment)

Các thuật ngữ trong phát triển dự án nên biết khi làm IT Comtor 2...png

1. Môi trường Local (Local Environment)

Môi trường local là môi trường đầu tiên và được thiết lập trên máy tính cá nhân của lập trình viên (dev). Đây sẽ là nơi các lập trình viên code các feature, test hiệu năng của hệ thống, hay fix bugs đang tồn tại. Môi trường Local thường có hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, database, Web server… 

Như nội dung đã chia sẻ ở bài viết trước, phát triển theo mô hình scrum được đặc trưng bởi tính làm việc đội, nhóm, do đó để phát triển một sản phẩm cần có sự góp sức của nhiều dev. Mỗi dev sẽ có nhiệm vụ code các chức năng khác nhau, do đó nếu code trên cùng một môi trường chung sẽ dễ gây ảnh hưởng tới code của dev khác. Code trên môi trường local, là môi trường riêng của mỗi dev, nên sẽ có thể tránh được rủi ro này. 

2. Môi trường Dev (Development Environment)

Môi trường Dev là một môi trường trong phát triển phần mềm, được sử dụng để xây dựng sản phẩm. Môi trường Dev gồm các resource, service, các công cụ cần thiết cho deploy, test và phát triển phần mềm. 

Môi trường Dev được thiết lập trên một cơ sở hạ tầng máy tính hoặc server chuyên dụng, cung cấp nền tảng chuyên dụng cho phát triển phần mềm. Môi trường Dev được chia sẻ cho các thành viên trong dự án. Khi code xong trên môi trường local, các Dev sẽ share nội dung mình đã code lên môi trường Dev để các thành viên trong dự án có thể xem được code của đồng đội, từ đó hiểu toàn diện về tính năng đang phát triển. Bên cạnh đó, môi trường Dev cũng được sử dụng cho việc test các thành phần chức năng của phần mềm đề đảm bảo rằng phần mềm hoạt động đúng khi được triển khai và sử dụng.

3. Môi trường Testing (Testing Environment)

Môi trường Testing là môi trường được sử dụng để test các chức năng đã được phát triển. Việc phân chia môi trường Dev và môi trường Testing giúp quá trình test và phát triển được tiến hành song song. Tester sẽ test trên môi trường Testing/QA, chỉ ra các bugs cho dev. Đồng thời, các dev sẽ fix bugs trên môi trường Dev.

Tuy nhiên, với những dự án có quy mô nhỏ, sẽ không phân chia môi trường dev và môi trường test. Khi đó, dự án sẽ không có môi trường testing, và tester test trực tiếp trên môi trường dev.

4. Môi trường Staging (Staging Environment)

Môi trường Staging được thiết lập gần giống nhất với môi trường product. Mục đích của Staging là kiểm tra code, các bản build và update, nhằm đảm bảo chất lượng của phần mềm trước khi phát hành. Test trên môi trường staging giúp phát hiện vấn đề về code, data, vấn đề về tích hợp,... mà không dễ phát hiện ở các môi trường Local, Dev hay môi trường Testing. 

5. Môi trường product (Production Environment)

Môi trường product hay còn gọi là môi trường thật, là môi trường quan trọng nhất nơi mà người dùng cuối trải nghiệm phần mềm. 

Là một IT Comtor bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về những môi trường phát triển đã nêu trên. Việc này giúp bạn dễ dàng trao đổi với các thành viên trong team về tiến độ công việc, cũng như báo cáo tiến độ hoàn thành tính năng cho khách hàng. Như đã chia sẻ ở bài viết trước, IT Comtor cần tham gia daily meeting với khách, khi đó bạn sẽ cần báo cho khách hàng biết tiến độ làm việc của team. Ví dụ bạn có thể báo cáo: chúng tôi đã test xong task A, hay task B chúng tôi đã merge lên môi trường Dev,...

Với những chia sẻ trên, Tokyo Tech Lab Academy hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về các thuật ngữ hay được sử dụng trong dự án, giúp quá trình làm việc của các bạn thuận lợi hơn.

Bài viết cùng chủ đề: 

Tokyo Tech Lab Academy

Tags:
IT ComtorIT CommunicatorThuật ngữ IT Comtor
facebook icon
Chia sẻ
Tokyo Tech Lab

Thầy tận tâm, trò nâng tầm

Khóa học

    Liên hệ

    • email icon

    • phone icon

    • location icon

    © 2023 Tokyo Tech Lab Academy. All Rights Reserved.