blog detail banner

TTLab Academy Blogs

Bootstrap Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Bootstrap Cơ Bản

list-icon

Mục lục

plus-iconminus-icon
I. Bootstrap là gì?
II. Tại sao nên sử dụng Bootstrap?
III. 3 file chính của Bootstrap
1. Bootstrap.CSS
2. Bootstrap.JS 
3. Glyphicons
IV. Các tính năng của Bootstrap là gì?
V. Cách cài đặt Bootstrap
1. Cài đặt trực tiếp
2. Cài đặt qua CDN (Content Delivery Network)
VI. Tạm kết 

I. Bootstrap là gì?

Bootstrap là một framework Front End mã nguồn mở miễn phí được sử dụng để phát triển giao diện web Front-End. Nó cung cấp một bộ các thành phần HTML, CSS và JavaScript có thể được sử dụng để tạo các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng, đáp ứng một giao diện thân thiện với người dùng.

II. Tại sao nên sử dụng Bootstrap?

Tại sao nên sử dụng Bootstrap?

Tiết kiệm thời gian phát triển: Bootstrap cung cấp các thành phần và tiện ích CSS/JS đã được xây dựng sẵn giúp phát triển website nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Responsive: Bootstrap cung cấp một hệ thống grid system linh hoạt, giúp xây dựng trang web có khả năng thích ứng với nhiều kích thước màn hình khác nhau. Điều này giúp trải nghiệm người dùng tốt trên cả máy tính, tablet và điện thoại di động

Tương thích: Bootstrap tương thích tốt với hầu hết các trình duyệt web và platform như: Chrome, Safari, Firefox,...

Cộng đồng lớn: Bootstrap có cộng đồng lớn với rất nhiều tài nguyên và template có sẵn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm giải pháp và luôn nhận được sự hỗ trợ khi cần.

Mã nguồn mở: Bootstrap là mã nguồn mở và miễn phí. Bạn có thể sử dụng và tùy biến theo ý muốn mà không mất phí.

Được duy trì tốt: Bootstrap luôn được cập nhật sửa lỗi và bổ sung tính năng cho các phiên bản mới, phù hợp xu hướng xây dựng web của thời đại 

III. 3 file chính của Bootstrap

Bootstrap là một framework front-end được sử dụng phổ biến để thiết kế và phát triển website. Framework này bao gồm 3 file chính:

1. Bootstrap.CSS

Bootstrap.CSS là một Framework có chức năng xây dựng và sắp xếp bố cục của các trang web. Trong khi HTML đảm nhiệm tạo cấu trúc và nội dung, thì CSS sẽ đảm nhiệm xây dựng bố cục cho website. Vì vậy, cả hai cấu trúc này cần phải tồn tại song song để thực hiện được chức năng cụ thể. 

Với Bootstrap.CSS, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để chỉnh sửa thay đổi thủ công một vài thiết kế nhỏ. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng Bootstrap.CSS để tạo giao diện thống nhất trên nhiều trang web một cách linh hoạt và nhanh chóng mà không bị giới hạn. 

Bootstrap.CSS không chỉ được sử dụng để định dạng kiểu văn bản mà còn có thể áp dụng cho các bảng, bố cục hình ảnh và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, để sử dụng CSS hiệu quả, bạn cần đầu tư thời gian để học hỏi và ghi nhớ các khai báo, bộ chọn.

2. Bootstrap.JS 

Với Bootstrap.JS, đây là phần cốt lõi vì chứa các file JavaScript, phần này chịu trách nhiệm xây dựng các tính năng tương tác cho website. Để tiết kiệm thời gian viết cú pháp JavaScript, nhiều nhà phát triển sẽ sử dụng jQuery. Đây là một trong nhưng thư viện JavaScript mã nguồn mở được phát triển rộng rãi, đa nền tảng giúp bạn thêm nhiều chức năng vào trang web. Ví dụ như: 

  • Thực hiện các yêu cầu Ajax như: loại bỏ data ở vị trí khác một cách linh hoạt.

  • Tạo tiện ích bằng bộ sưu tập Plugin JavaScript, mở rộng chức năng website theo nhu cầu.

  • jQuery sẽ tạo hiệu ứng động tùy chỉnh bằng các thuộc tính CSS.

  • Thêm một số các tính năng động cho nội dung trang web

Mặc dù Bootstrap có thể hoạt động tốt với HTML và CSS, nhưng jQuery đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thiết kế Responsive. Vì vậy, nếu thiếu jQuery, bạn chỉ có thể sử dụng các phần tĩnh của CSS và hạn chế khả năng tương tác của website.

3. Glyphicons

Trong giao diện của trang web, Icon đóng một vai trò khá quan trọng, chúng thường liên quan đến các dữ liệu cụ thể và hành động trong giao diện người dùng. 

Vì vậy, Bootstrap sử dụng Glyphicons để đáp ứng nhu cầu này và cung cấp bộ Halflings Glyphicons miễn phí. Dù chỉ là giao diện tiêu chuẩn trong phiên bản miễn phí, nhưng vẫn đủ để hỗ trợ các chức năng cơ bản cho người dùng

Ngoài ra, nếu bạn muốn sở hữu bộ Icons với phong cách đa dạng độc đáo hơn, Glyphicons cũng có sẵn các bộ Icon Premium để bán cho các khách hàng nếu có nhu cầu. Bên cạnh việc sử dụng các Icons từ Glyphicons để làm cho trang web của bạn trở nên đẹp mắt và nổi bật hơn, thì bạn cũng có thể tham khảo và tải xuống miễn phí các bộ icons trên các trang web khác như: Flaticon, Icons8, Font Awesome,... để phục vụ cho công việc của bạn 

IV. Các tính năng của Bootstrap là gì?

Bootstrap chứa bao gồm các tập tin CSS, JavaScript và fonts đã được biên dịch và được nén lại để tối ưu hiệu suất. Ngoài ra, Bootstrap được thiết kế với kiểu dạng mô-đun, điều này giúp dễ dàng tích hợp với hầu hết các mã nguồn mở như WordPress, Joomla, Magento, và nhiều hệ thống quản lý nội dung khác mang lại một loạt các chức năng nổi bật cho người phát triển web: 

Responsive Design: Bootstrap giúp tạo ra các trang web đáp ứng với nhiều kích thước màn hình khác nhau. Điều này đảm bảo rằng giao diện của trang web hoạt động tối ưu trên cả thiết bị di động.

Thư viện UI đa dạng: Bootstrap cung cấp một thư viện các thành phần giao diện người dùng (UI) như: Button, form, table, grid,…Điều này giúp bạn xây dựng giao diện web hoàn chỉnh một cách dễ dàng và nhanh chóng 

Tích hợp jQuery: Bootstrap tích hợp sẵn thư viện JavaScript jQuery, giúp bạn thao tác với các yếu tố trang web một cách thuận tiện.

Tùy chỉnh và mở rộng: Framework này cho phép bạn tùy chỉnh giao diện theo ý muốn nhu cầu của mình. Bạn có thể thêm, sửa đổi hoặc mở rộng các thành phần có sẵn trong thư viện

V. Cách cài đặt Bootstrap

Để cài đặt Bootstrap vào dự án web của bạn, Tokyo Tech Lab Academy hướng dẫn bạn 2 cách để cài đặt Bootstrap vào trang web như sau:

1. Cài đặt trực tiếp

Bước 1: Truy cập trang web https://getbootstrap.com/

Bước 2: Chọn phiên bản Bootstrap bạn muốn cài đặt.

Bước 3: Nhấp vào nút "Download".

Bước 4: Sau khi download thành công bạn cần giải nén file zip đã tải xuống.

Bước 5: Sao chép thư mục bootstrap vào thư mục dự án của bạn.

Bước 6: Thêm các liên kết đến file CSS và JavaScript của Bootstrap vào trang HTML của bạn.

Cài đặt boostrap trực tiếp

2. Cài đặt qua CDN (Content Delivery Network)

Nếu như bạn không muốn tải xuống và lưu trữ Bootstrap trên thiết bị của bạn? Bạn có thể sử dụng cách cài đặt Bootstrap qua CDN (Content Delivery Network). Đây là một phương pháp phổ biến mà đa số lập trình viên ưa chuộng, với cách này giúp giảm tải băng thông và tích hợp JavaScript, CSS cũng như thư viện jQuery để cung cấp nhiều tính năng cho trang web và nâng cao trải nghiệm người dùng. Dưới đây là một 

Bước 1: Bạn cần truy cập trang web https://getbootstrap.com/

Bước 2: Sau đó chọn tab "CDN"

Bước 3: Sao chép các liên kết đến file CSS và JavaScript của Bootstrap.

Bước 4: Thêm các liên kết vào trang HTML của bạn.

 Cài đặt qua CDN (Content Delivery Network)

VI. Tạm kết 

Hiện nay, Bootstrap là một trong những framework Front-End phổ biến được sử dụng rộng rãi để phát triển giao diện người dùng. Thông qua bài viết này, Tokyo Tech Lab Academy đã giải thích cho bạn rất chi tiết về Bootstrap là gì? Các tính năng của Bootstrap cũng như cách cài đặt Bootstrap vào dự án xây dựng trang web. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và cách sử dụng Bootstrap một cách hiệu quả trong công việc của mình.

Bài viết cùng chủ đề: 

▶ Full Stack Developer là gì? Cần học gì để trở thành lập trình viên Full Stack?

▶ Back End Developer là gì? Công việc của một lập trình BackEnd?

▶ Front End Developer là gì? Trở thành lập trình Front End cần kiến thức gì?

BEM Là Gì? Cách Đặt Tên Class CSS Theo Quy Ước Chuẩn BEM

Tokyo Tech Lab Academy

facebook icon
Chia sẻ
Tokyo Tech Lab

Thầy tận tâm, trò nâng tầm

Khóa học

    Liên hệ

    • email icon

    • phone icon

    • location icon

    © 2023 Tokyo Tech Lab Academy. All Rights Reserved.