blog detail banner

TTLab Academy Blogs

HTML Là Gì? Tìm Hiểu Cơ Bản Về Vai Trò Của HTML

list-icon

Mục lục

plus-iconminus-icon
I. HTML là gì?
II. Vai trò quan trọng của HTML trong thiết kế Website?
III. Ưu nhược điểm của HTML?
1. Ưu điểm của HTML
2. Nhược điểm của HTML
IV. Cấu trúc cơ bản của HTML?
V. Các thẻ thông dụng của HTML?
VI. Kết Luận

Trong thế giới của phát triển web, HTML đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong việc tạo ra những trang web đẹp và có nhiều tính năng tương tác. Vậy HTML là gì? Vai Trò của HTML trong việc xây dựng website quan trọng như thế nào?. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu định nghĩa và tầm quan trọng của ngôn ngữ đánh dấu web này nhé.

I. HTML là gì?

HTML là viết tắt của cụm từ “HyperText Markup Language”,  là một “ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản”, được sử dụng để xây dựng cấu trúc và định dạng nội dung của trang web hoặc ứng dụng. HTML sử dụng các thẻ để định dạng và cấu trúc nội dung của trang web, chẳng hạn như: văn bản, hình ảnh, video, bảng... Các thẻ HTML được bắt đầu bằng dấu ngoặc nhọn mở “<” và kết thúc bằng dấu ngoặc nhọn đóng “>”

VD: <h1>Tokyo Tech Lab Academy</h1>

HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình. HTML được tạo ra bởi Tim Berners-Lee, ông cũng là người sáng lập ra World Wide Web và HTML cũng được phát triển bởi Tổ chức World Wide Web Consortium (W3C).

HTML là gì

II. Vai trò quan trọng của HTML trong thiết kế Website?

HTML cũng giống như CSS, tuy không phải là một ngôn ngữ lập trình nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển website. Các vai trò quan trọng của HTML trong thiết kế website bao gồm:

Tạo ra cấu trúc trang web: HTML được sử dụng để định dạng cấu trúc cơ bản cho một trang web, bao gồm: tiêu đề, phần nội dung, menu, footer và các phần khác. Điều này giúp cho trang web được tổ chức thông tin một cách rõ ràng và tạo ra một trải nghiệm tốt cho người dùng.

Tích hợp nội dung: HTML cho phép nhúng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và các phương tiện truyền thông khác vào trang web. Nhờ vào các thẻ HTML, nội dung có thể được hiển thị một cách có cấu trúc và hợp lý.

Tương tác và tạo liên kết: HTML sử dụng các thẻ để tạo liên kết đến các trang web khác hoặc các liên kết trên cùng trang web. Điều này tạo ra sự tương tác giữa các trang web và người dùng.

SEO (Search Engine Optimization): HTML đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), bằng cách cung cấp thông tin cấu trúc trang web cho các công cụ tìm kiếm thông qua các thẻ Tag HTML như: Title, Description, Heading, paragraph…Điều này giúp các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… hiểu rõ hơn về cấu trúc nội dung của trang web, từ đó xếp hạng trang web cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Kết nối với CSS và JavaScript: HTML có thể kết nối được với các ngôn ngữ khác như CSS để định dạng và thiết kế giao diện, cũng như JavaScript để tạo ra các chức năng tương tác sinh động hơn cho trang web

Vai trò quan trọng của HTML trong thiết kế Website

III. Ưu nhược điểm của HTML?

1. Ưu điểm của HTML

  • Dễ học, dễ sử dụng, có nhiều nguồn tài nguyên hỗ trợ và cộng đồng sử dụng lớn.
  • Thuật ngữ dễ hiểu, cú pháp đơn giản, dễ đọc và dễ dàng sửa đổi
  • Tương thích với nhiều thiết bị và trình duyệt web khác nhau.
  • Có khả năng tối ưu hóa SEO tốt.

2. Nhược điểm của HTML

  • Khả năng thiết kế giao diện và các tính năng tương tác hạn chế, cần có sự kết hợp với CSS, Javascript để tăng khả năng thiết kế và tương tác cho website.
  • HTML không có các tính năng bảo mật tích hợp để bảo vệ trang web nên có thể gặp các vấn đề về bảo mật nội dung như XSS nếu không được bảo mật tốt.
  • HTML dựa vào việc duy trì các tiêu chuẩn của W3C, với sự thay đổi liên tục trong các phiên bản HTML mới có thể làm cho mã nguồn cũ trở nên lỗi thời, đòi hỏi việc cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính tương thích và hoạt động ổn định cho trang web.

IV. Cấu trúc cơ bản của HTML?

HTML có rất nhiều thẻ tag khác nhau  mỗi thẻ tag sẽ có những công dụng riêng biệt khác nhau, giúp xây dựng nên một cấu trúc hoàn chỉnh cho trang Web. Dưới đây là một ví dụ cơ bản về cấu trúc của HTML. Cấu trúc của HTML về cơ bản gồm các phần như sau:

Cấu trúc cơ bản của HTML

Thẻ <!DOCTYPE html>: là thẻ để khai báo kiểu dữ liệu hiển thị HTML, thông qua thẻ này trình duyệt có thể hiểu được website đang sử dụng ngôn ngữ HTML nào.

VD: HTML, HTML5…

Thẻ <html></html>: Là cặp thẻ có nhiệm vụ bao bọc toàn bộ nội dung trang web.

Thẻ <head>: Chứa thông tin siêu dữ liệu về trang web bao gồm:

  • Thẻ <title>: Chứa tiêu đề của trang web. Tiêu đề sẽ được hiển thị ở thanh tiêu đề của trình duyệt.
  • Thẻ meta: hứa các thông tin về trang web như: mô tả trang, từ khóa, định dạng bảng mã ngôn ngữ
  • Thẻ Link: Chứa các link liên kết với các tệp Css và Javascript

Thẻ head

Thẻ <body>: Chứa nội dung hiển thị của trang web, chẳng hạn như: 

  • Các thẻ định dạng văn bản: <p>, <h1>-><h6>, <ul>, <ol>, <table>...
  • Các thẻ chèn nội dung đa phương tiện: <img>, <audio>, <video>...
  • Thẻ <a>: Tạo siêu liên kết để điều hướng.

Thẻ Body

Ngoài 3 phần cơ bản trên, một trang HTML có thể chứa thêm các phần khác, chẳng hạn như:

  • Phần header và footer: Phần header chứa các thông tin chung của trang web, chẳng hạn như logo, menu,... Phần footer chứa các thông tin khác như: thông tin về doanh nghiệp, bản quyền, liên hệ,...
  • Phần sidebar: Phần sidebar chứa các thông tin phụ, như: các liên kết, các phần liên quan, quảng cáo,...

V. Các thẻ thông dụng của HTML?

Trong HTML có rất nhiều các thẻ tag để xây dựng cấu trúc và định dạng nội dung cho một trang web. Một số các thẻ HTML thông dụng thường hay sử dụng để xây dựng cấu trúc Website như:

Các thẻ tiêu đề (heading): Các thẻ Heading được hiểu là các thẻ tiêu đề trên trang có cấp độ từ <h1> đến <h6> và ưu tiên giảm dần từ H1 -> H6, các thẻ heading thường được sử dụng để định dạng các tiêu đề lớn - nhỏ của trang web. Ngoài ra các thẻ Heading còn hỗ trợ trong việc SEO giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn được các nội dung chính được nói đến trên trang.

Các thẻ heading

Các thẻ định dạng văn bản: được sử dụng để định dạng các đoạn nội dung trên website, giúp nội dung trên trang web được phân chia rõ ràng, hiển thị hợp lý mang lại một trải nghiệm tốt cho người dùng, các thẻ thường hay được sử dụng để định dạng nội dung như: 

<p></p>: Xác định định dạng một đoạn văn bản.

<br></br>: Xuống dòng đoạn văn

<b></b>: In đậm đoạn nội dung

<i></i>: In nghiêng đoạn nội dung

Các thẻ định dạng văn bản

Thẻ <a>: Thường được sử dụng để tạo liên kết đến các trang trên cùng website hoặc một trang web khác, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin trên trang web một cách phù hợp 

VD: <a href="https://tokyotechlab.edu.vn">Tokyo Tech Lab Academy</a>

Trong đó:

  • href: Chỉ định đường dẫn liên kết đến nội dung mà bạn muốn liên kết đến hoặc đến một trang web khác
  • Nội dung: Nội dung của liên kết.

Các thẻ chèn hình ảnh, âm thanh, video:

<img>: Chèn hình ảnh vào trang web

VD: <img src="image.jpg" alt="Tên hình ảnh">

Trong đó:

  • src: Thuộc tính này giúp xác định đường dẫn đến file hình ảnh.
  • alt: Thuộc tính này chỉ định văn bản thay thế cho hình ảnh, được hiển thị nếu hình ảnh không tải được

<audio>: Chèn file âm thanh

VD: <audio controls> <source src="audio.mp3" type="audio/mpeg"></audio>

Trong đó:

  • controls: Thuộc tính này giúp thêm thanh điều khiển âm thanh (play, pause, volume, vv.)
  • src: là phần tử xác định nguồn dữ liệu âm thanh 
  • type: là thuộc tính giúp xác định kiểu định dạng tập tin âm thanh.

<video>: Chèn video

VD: <video controls><source src="video.mp4" type="video/mp4"></video>

Trong đó:

  • controls: Thuộc tính này giúp thêm thanh điều khiển video (play, pause, volume, vv.).
  • src: là phần tử xác định nguồn dữ liệu video.
  • type: là thuộc tính giúp xác định kiểu định dạng tập tin video.

Các thẻ tạo danh sách:

  • <ol> (ordered list): Thẻ <ol> được sử dụng để tạo danh sách có thứ tự, ví như:

Thẻ tạo danh sách OL

  • <ul> (unordered list): Thẻ <ul> được sử dụng để tạo danh sách không có thứ tự, ví như:

Thẻ tạo danh sách Ul

Thẻ Div : Thẻ <div> được dùng để tạo các khối chia nhỏ để phân loại và tổ chức nội dung trên trang web

thẻ Div

Thẻ tạo bảng biểu: 

Để tạo bảng biểu trong HTML, bạn có thể sử dụng các thẻ sau:

  • Thẻ <table>: là thẻ chính để bắt đầu và kết thúc một bảng.
  • Thẻ <tr>: được sử dụng để xác định một dòng trong bảng.
  • Thẻ <th>: Được sử dụng để xác định ô đầu tiên của mỗi cột hoặc dòng. Văn bản bên trong thẻ <th> thường được làm đậm và được căn giữa theo trung tâm.
  • Thẻ <td>: Được sử dụng để xác định một ô trong bảng.

Các thẻ tạo bảng biểu

Form, Input, Button 

  • Thẻ <form>: Được sử dụng để tạo một biểu mẫu, là nơi người dùng có thể nhập và gửi dữ liệu
  • Thẻ <input>: Được sử dụng để tạo các ô nhập liệu trong một biểu mẫu. Các loại type của <input> như: text, password, checkbox, radio,...Cho phép người dùng nhập dữ liệu theo nhiều định dạng khác nhau.
  • <button>: Tạo ra một nút bấm trong biểu mẫu, thường được sử dụng để gửi hoặc xác nhận dữ liệu.

Các thẻ tạo form

VI. Kết Luận

Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết về HTML là gì? cũng như một số các thông tin cơ bản về HTML, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết hơn về HTML. Bạn đừng quên theo dõi Tokyo Tech Lab Academy để có thêm nhiều kiến thức hay và thú vị về lập trình nhé.

Bài viết cùng chủ đề: 

▶ Full Stack Developer là gì? Cần học gì để trở thành lập trình viên Full Stack?

▶ Back End Developer là gì? Công việc của một lập trình BackEnd?

▶ Front End Developer là gì? Trở thành lập trình Front End cần kiến thức gì?

Tokyo Tech Lab Academy

facebook icon
Chia sẻ
Tokyo Tech Lab

Thầy tận tâm, trò nâng tầm

Khóa học

    Liên hệ

    • email icon

    • phone icon

    • location icon

    © 2023 Tokyo Tech Lab Academy. All Rights Reserved.