blog detail banner

TTLab Academy Blogs

JavaScript là gì? Giới Thiệu Cơ Bản Về Ngôn Ngữ JavaScript

list-icon

Mục lục

plus-iconminus-icon
I. Javascript là gì?
II. Vai trò của JavaScript trong phát triển web
III. Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình JavaScript
1. Ưu điểm của Javascript
2. Nhược điểm của Javascript
IV. Cách hoạt động của ngôn ngữ JavaScript
V. Cách nhúng Javascript vào website
VI. Tạm kết

JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các ứng dụng web và di động. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình này và tại sao nó lại quan trọng đến vậy. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Tokyo Tech Lab Academy tìm hiểu về JavaScript là gì? Tầm quan trọng của ngôn ngữ lập trình JavaScript nhé 

I. Javascript là gì?

Javascript là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực phát triển web. Ban đầu, JavaScript được tạo ra để thêm tính năng tương tác vào các trang web, nhưng sau này nó đã phát triển thành một ngôn ngữ lập trình đa mục đích, có thể được sử dụng cho cả phía client và server

Ngôn ngữ lập trình JavaScript được phát triển tạo ra bởi Brendan Eich, một kỹ sư của Netscape Communications Corporation vào năm 1995. Ban đầu, nó được gọi là Mocha, sau đó được đổi tên thành LiveScript và cuối cùng là JavaScript.

JavaScript được chia thành nhiều phiên bản, với phiên bản mới nhất là ECMAScript 2023. Mỗi phiên bản mới đều bổ sung thêm các tính năng và cải tiến mới cho ngôn ngữ.

JavaScript là gì

II. Vai trò của JavaScript trong phát triển web

JavaScript đóng một vai trò quan trọng trong phát triển web. Nó cung cấp nhiều tính năng đa dạng và khả năng tương tác mạnh mẽ. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của JavaScript trong phát triển web:

Tương tác người dùng: JavaScript được sử dụng để tạo ra các tương tác với người dùng như: Hộp kiểm, button, slideshow, nhập form... Các tương tác này cho phép người dùng tương tác với trang web một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Giao tiếp với máy chủ: JavaScript cho phép tương tác với máy chủ thông qua các yêu cầu AJAX, giúp cập nhật nội dung trang mà không làm tải lại toàn bộ trang web.

Phát triển ứng dụng web độc lập (SPA): JavaScript là cơ sở của nhiều framework và thư viện phổ biến như React, Angular, và Vue, giúp xây dựng các ứng dụng web độc lập với khả năng tương tác cao.

Điều hướng DOM (Document Object Model): JavaScript cho phép thay đổi và điều hướng DOM, giúp thay đổi cấu trúc và nội dung của trang web.

Animation: JavaScript cung cấp khả năng tạo hiệu ứng và hoạt hình trên trang web, giúp tăng tính sinh động và thú vị cho trang web

III. Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình JavaScript

1. Ưu điểm của Javascript

Dễ học: JavaScript là một ngôn ngữ lập trình đơn giản và dễ học, ngay cả đối với những người mới bắt đầu. Cú pháp của JavaScript tương tự như cú pháp của các ngôn ngữ lập trình phổ biến khác như Python và Java.

Tương thích với nhiều trình duyệt: JavaScript được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt web phổ biến, bao gồm Chrome, Firefox, Edge và Safari. Điều này làm cho JavaScript trở thành một ngôn ngữ lập trình lý tưởng cho việc phát triển các trang web tương thích với nhiều trình duyệt.

Tính năng phong phú: JavaScript cung cấp một loạt các tính năng mạnh mẽ, cho phép các nhà phát triển tạo các trang web tương tác và hấp dẫn. Các tính năng này bao gồm:

Xử lý sự kiện: JavaScript có thể được sử dụng để xử lý các sự kiện trên trang web, chẳng hạn như khi người dùng nhấp chuột, gõ phím hoặc cuộn trang.

Truy cập DOM: JavaScript có thể được sử dụng để tương tác với DOM, cho phép các nhà phát triển thay đổi nội dung, kiểu dáng và thuộc tính của các phần tử HTML làm cho trang web trở nên sinh động và thân thiện hơn với người dùng

Gọi API: JavaScript có thể được sử dụng để gọi các API, cho phép các nhà phát triển truy cập và tương tác với các dịch vụ và tài nguyên khác nhau trên web.

Mở rộng: JavaScript có một cộng đồng phát triển lớn, tạo ra nhiều thư viện và framework hữu ích như: ReactJS, AngularJS, VueJS... Các thư viện và framework này có thể giúp các nhà phát triển web tăng tốc quá trình xây dựng và tạo ra các ứng dụng web phức tạp.

2. Nhược điểm của Javascript

Tính bảo mật: JavaScript có thể được sử dụng để thực thi mã độc trên máy tính của người dùng. Điều này khiến JavaScript trở thành một mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công bảo mật.

Thiếu sự nhất quán giữa các trình duyệt: Có một số khác biệt nhỏ về cách các trình duyệt thực thi JavaScript. Điều này có thể khiến việc phát triển các ứng dụng web tương thích với nhiều trình duyệt trở nên khó khăn.

Tốc độ tải chậm: Trình duyệt cần phải thông dịch và thực thi mã Javascript trong quá trình chạy trang web, đây vốn là một quá trình tốn thời gian có thể làm chậm hiệu năng của ứng dụng. Tuy nhiên, các công nghệ và cải tiến như JIT (Just-In-Time compilation) đã giúp tối ưu hóa quá trình biên dịch và thực thi mã, cải thiện đáng kể tốc độ xử lý của Javascript. Javascript hiện đại cũng được hỗ trợ bởi các công cụ phát triển và cơ chế bảo mật tốt hơn giúp tối ưu hoá và đảm bảo hiệu năng ứng dụng.

Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình JavaScript

IV. Cách hoạt động của ngôn ngữ JavaScript

Tải mã JavaScript: Khi người dùng truy cập một trang web chứa mã JavaScript, trình duyệt web sẽ tải mã đó. Mã JavaScript có thể được nhúng trực tiếp vào trang web hoặc được tham chiếu từ một tệp JavaScript riêng biệt.

Phân tích cú pháp (Parsing): Trình duyệt web sẽ phân tích cú pháp của các đoạn mã JavaScript để xác định cú pháp và cấu trúc của nó. Nếu cú pháp không chính xác, trình duyệt sẽ báo lỗi cho các developer bảo trì và sửa lỗi

Thực thi mã JavaScript: Sau khi cú pháp được phân tích, trình duyệt sẽ thực thi từng dòng mã JavaScript một cách tuần tự. Các biểu thức và câu lệnh được đánh giá và thực hiện.

Xử lý sự kiện và tương tác người dùng: JavaScript cho phép xử lý sự kiện trên trang web. Ví dụ như khi người dùng cuộn trang, click chuột, nhập gửi form hoặc thực hiện các thao tác khác trên trang. Ngoài ra JavaScript có khả năng tương tác với các phần tử HTML và CSS trên trang web làm thay đổi nội dung, kiểu dáng và thuộc tính của chúng, giúp trang web trở nên sinh động hơn làm tăng trải nghiệm của người dùng. 

Gọi và xử lý API: JavaScript có khả năng gọi và sử dụng các API (Application Programming Interface) để truy cập và tương tác với các dịch vụ và tài nguyên khác nhau trên web. Điều này cho phép Javascript thực thi được các việc như: Đọc và ghi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu (Database), gửi các yêu cầu HTTP và xử lý dữ liệu JSON

Quản lý bộ nhớ: Trình duyệt quản lý bộ nhớ trong quá trình thực thi mã JavaScript. Nó có thể tự động thực hiện quá trình thu gom rác và giải phóng bộ nhớ cho các đối tượng không còn được sử dụng, từ đó nhằm tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng

V. Cách nhúng Javascript vào website

Để có thể nhúng Javascript vào trang web bạn có thực hiện bằng 2 cách sau:

Nhúng Javascript trực tiếp vào HTML

Cách đầu tiên để nhúng Javascript vào trang web là đặt các đoạn mã Javascript trực tiếp vào trong HTML bằng cặp thẻ <script></script> và đặt thẻ này trong phần <head> hoặc <body> của tệp tin HTML của trang web.

Nhúng Javascript trực tiếp vào HTML

Nhúng Javascript trong HTML bằng tệp tin riêng biệt

Có thể việc nhúng Javascript vào HTML bằng cách trực tiếp đôi khi không phải là cách hay nhất. Bởi trong một số trường hợp, một vài đoạn mã Javascript có thể được sử dụng nhiều lần ở các trang khác nhau, điều này gây ra khó có thể kiểm soát được các đoạn mã. Vậy nên cách hiệu quả nhất là tạo ra một file Javascript riêng biệt để nhúng các đoạn mã Javascript vào trong HTML thông qua file đó giúp dễ dàng kiểm soát hơn. Với cách này, để nhúng JavaScript từ một tệp tin riêng biệt vào trong HTML, bạn cần sử dụng thẻ <script> cùng với thuộc tính src để chỉ định đường dẫn đến tệp JavaScript đó.

Nhúng Javascript trong HTML bằng tệp tin riêng biệt

VI. Tạm kết

Với cú pháp đơn giản, tính tương tác cao và khả năng tương thích đa nền tảng, ngôn ngữ lập trình JavaScript đang ngày càng được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ. Hy vọng qua bài viết này của Tokyo Tech Lab Academy, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôn ngữ lập trình này và đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những kiến thức hay và thú vị về lĩnh vực công nghệ thông tin nhé.

Bài viết cùng chủ đề: 

▶ Full Stack Developer là gì? Cần học gì để trở thành lập trình viên Full Stack?

▶ Back End Developer là gì? Công việc của một lập trình BackEnd?

▶ Front End Developer là gì? Trở thành lập trình Front End cần kiến thức gì?

Responsive Là Gì? Lợi Ích Của Việc Thiết Kế Web Chuẩn Responsive

Bootstrap Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Bootstrap Cơ Bản

Tokyo Tech Lab Academy

facebook icon
Chia sẻ
Tokyo Tech Lab

Thầy tận tâm, trò nâng tầm

Khóa học

    Liên hệ

    • email icon

    • phone icon

    • location icon

    © 2023 Tokyo Tech Lab Academy. All Rights Reserved.